Trợ Niệm Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung - Cần Khai Thị Điều Gì

Trợ Niệm Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung là việc rất quan trọng đòi hỏi người có kinh nghiệm trải qua nhiều ca hộ niệm mới có thể khai thị thành công cho người lâm chung có thể buông xả được và cầu vãng sanh về cõi Tịnh Độ của cõi Phật A Di Đà. Trợ Niệm Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung là một việc vô cùng quan trọng. Một số khai thị của hòa thượng Tịnh Không trả lời về việc khai thị quý vị có thể tham khảo.

Thỉnh mời ban trợ niệm: Danh sách Ban Hộ Niệm trên toàn quốc

Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung
Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung


Hỏi Đáp Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung

1. Với những người bệnh sắp chết chúng ta phải khai thị như thế nào?

Trả lời: Đầu tiên là chúng ta phải tôn trọng người vãng sanh mà chúng ta quan tâm đây, nên hỏi thử người thân trong gia đình họ: Thường ngày họ nghĩ những gì? Họ muốn điều gì? Những thói quen trong đời sống thường ngày là gì? Ta phải hiểu hết những điều đó, để có thái độ thế nào nơi phòng bệnh của họ, mình phải nói những lời gì? Làm những gì? Và làm cho thật khéo léo, thật đúng pháp, để cho mọi người tôn kính. 

Không được làm theo ý của mình, bạn thấy là vừa ý nhưng những bà con thân nhất bên cạnh cho là bạn ác ý. Đó có phải là làm ơn mắc oán hay sao? Thật không dễ đâu. Nhất là đối với những đứa con của họ, có một vài người tin Phật, còn bản thân người bệnh không tin Phật, cả nhà đều không tin Phật. Trường hợp này khó độ nhất. Phải dùng chân trí tuệ, phương tiện thiện xảo thật sự. Phải hiểu người này lúc sanh tiền thích cái gì? Mong muốn cái gì? Tùy theo sự thích, sự mong muốn của họ mà khai thị. 

Lời khai thị phải đơn giản, rõ ràng, ngôn ngữ càng ngắn càng tốt, không được giảng bất cứ lý luận gì, lúc này nói lý luận không kịp đâu. Tùy theo sở thích họ mà hướng dẫn : "Những gì mà bạn thích, bạn mong cầu, khi đã gặp Đức A Di Đà rồi thì xin sẽ được toại nguyện, Đức Phật sẽ giúp bạn"

Nếu họ là người không biết Phật Pháp bạn nói gia trì thì họ không hiểu, đừng nên có sự giải thích, cứ nói là Phật sẽ giúp bạn, nếu bạn có lòng thành cầu xin thì sẽ có ứng nghiệm, những lời này họ nghe sẽ hiểu được. Họ sẽ vui mừng, Sự an ủi. Tiền đồ của mình rất có hy vọng. Ở thế giới Cực Lạc đời đời kiếp kiếp bạn sẽ gặp được những người tốt, thân bằng quyến thuộc. Đức Phật sẽ giúp bạn. Trong đây cũng có không ít, nếu có khả năng họ đã sang thế giới Cực Lạc an cư lạc nghiệp rồi. Phải dẫn dắt họ bằng những lời này. 

Còn bản thân họ tin Phật, cả nhà tin Phật thì dễ làm rồi, cứ theo 'Sức chung tu trì' ai cũng phối hợp dễ làm. Khó làm nhất là cả gia đình không hiểu không tin Phật Pháp, rất khó hợp tác với bạn. Lúc này phải thể hiện trí tuệ thật sự của bạn, thể hiện phương tiện thiện xảo của bạn. Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung cần phải nắm vững.


2- Lâm chung khi nào chúng ta mới khai thị được? Phải khai thị như thế nào?


Trả lời: Lúc con người sắp chết, tất cả nghiệp thiện ác mà họ đã tạo trong đời lúc này đều hiện ra cả , cho nên chúng ta thấy có nhiều người bệnh trong trạng thái sắp chết hoặc trước khi lâm chung bốn hay năm ngày hoặc một tuần, lúc đó họ có hiện tượng nhìn thấy có nhiều người thân, quyến thuộc đến ở ngoài cửa. Những người họ thấy là người thân quyến thuộc đã qua đời rồi. 

Trong kinh Địa Tạng nói rất rõ ràng: Đó Là cảnh âm hiện ra, cảnh giới này rất xấu, vậy có phải là người thân quyến thuộc của họ không? Không phải, đó là oán thân trái chủ của họ biến thành người thân quyến thuộc đến để dụ dỗ họ, dắt họ đi. Sau khi dắt đi rồi họ sẽ báo thù. Những sự kiện này có nói trong kinh Địa Tạng. Nếu họ gặp cảnh tượng này bạn liền cảnh tỉnh họ:"Đừng để ý đến, bất kể là ai, cứ yên tâm niệm Phật, họ vừa chuyền ý niệm thì cảnh giới đó biến mất". Khai khai thị khi lâm chung chính là câu như trước này. 

Lúc bấy giờ không được tụng kinh, lời kinh quá dài, mình càng tụng đầu óc họ càng rối loạn, vậy là được yên rồi, đừng nói thêm một lời nào khác. Cứ một câu chuyên họ vững tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ thấy cái gì cũng đừng quan tâm đến:" Nếu thấy Phật A Di Đà đến thì theo ngài đi, nếu không phải Phật A Di Đà thì cho dù chư Phật, Bồ Tát nào cũng đừng để ý đến". Khi lâm chung khai thị chỉ mấy câu như vậy. 

Canh người bệnh phải canh mấy ngày chỉ nói một câu này ngày đêm đừng gián đoạn lúc nào cũng phải cảnh tỉnh họ giữ gìn chánh niệm cho họ cho nên người được vậy là có phước báu, có được thiện tri thức bên cạnh nhắc nhở, đánh tan vọng niệm của họ, đánh dẹp lời dụ dỗ của oán thân trái chủ, giúp cho họ đề khởi chánh niệm, cùng niệm Phật theo mọi người. Lúc họ không niệm được, lúc cơ thể suy yếu họ có thể nghe được hoặc thấy môi họ còn mấp máy, điều này rất quan trọng.

Chánh niệm là gì? Là nhất tâm niệm Phật A Di Đà, đừng để cảnh giới cõi âm hiện ra làm rối loạn. Công đức vô lượng. Bà Hàn Quán Trưởng vãng sanh rất ít thấy cảnh giới này nhưng vẫn có hai lần, đây là số lần ít nhất mà tôi từng chứng kiến. Bà ấy có hai lần, hễ Bà vừa nói là tôi lập tức đánh tan ngay: "Đừng để ý đến chúng, niệm Phật theo chúng tôi": Bà ấy nói 'Dạ'.

Oan gia trái chủ là người thiện hay người ác, là oan gia hay thân thuộc tất cả đều mặc kệ. Nếu họ không có nói những cảnh giới này một câu niệm Phật niệm đến cùng, không cần phải khai thị thêm nữa.


3- Mình có cần cách một thời gian thì khai thị thân trung ấm cho người mất không? Nếu khai thị thì người mất có lợi ích gì không?

Trả lời: Việc này không cần thiết khi trợ niệm thường thì gọi là chết nghĩa là bác sĩ xác định họ đã chết. Tốt nhất là từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ, trong thời gian này chỉ có trợ niệm giúp họ bằng một câu niệm Phật. Trước khi họ tắt thở, lúc họ còn bệnh nặng không nên khai thị cũng đừng giảng kinh, cũng đừng xướng niệm những thứ này làm gì đều là quấy rầy, chỉ có một câu niệm A Di Đà Phật, còn khai thị thì chỉ cần một câu :"Cầu sang Tây Phương Tịnh Độ" đây là diều thọ dụng nhất không để cho họ có sự suy nghĩ gì khác.

 Nếu như trong lúc đó họ nhìn thấy người thân thì người đó đã qua đời, có hiện tượng này, mấy người này có đến thì nhắc nhở:" Đừng đi theo họ, chờ Phật A Di Đà đến. Thấy Phật A Di Đà rồi mình đi theo ngài, bất cứ người nào đến, bất cư Chu Phật Bồ Tát nào đến mình cứ mặc kệ, điều này rất quan trọng." Đừng nên nói điều gì khác nữa. Một câu A Di Đà niệm cho đền cùng thì đối với họ rất có thọ dụng. 

Điều này trong Sức chung Tu Tri, Sức trung Tân Lương có nói rất rõ, bạn nên xem nhiều lần cho biết, nhất là phát tâm trợ giúp, quan tâm khi lâm chung, nhất định mình phải có kiến thức, nếu không thì bạn chẳnng những không làm lợi ích gì cho họ mà còn sanh ra tác dụng phụ nữa.


4- Có nhiều người chủ trương khi lâm chung hoặc giả là đã siêu tiếng vãng sanh rồi phải nên khai thị. Khai thị cho người mất và oán thân trái chủ của họ, cũng có người chủ trương không cần phải khai thị chỉ cần một câu niệm Phật, niệm cho đến cùng. Xin hỏi cách nào đúng Pháp hơn?


Trả lời: Người ta trước khi tắt thở, nghĩa là lúc bác sĩ chịu thua. Trước khi họ tắt thở, lúc này một câu niệm Phật là quan trọng nhất, khai thị tức là đánh sang đường khác, không đúng. Có khai thị đi nữa thì thật ra chỉ có một câu. Nếu như họ nói có thấy người này người khác đến, có người kia lại hoặc chư Phật chư Bồ Tát nào đến thì hãy nói với họ là đừng để ý đến, 1 câu niệm Phật đến cùng. 

Có khai thị thì chỉ có câu này : Nếu như họ tắt thở qua đời rồi thành trung ấm, trung ấm thì khai thị được, lúc này khai thị thì nên đơn giản, tóm tắt Nhưng khuyên nhủ họ cầu sanh Tây Phương tịnh Độ, nhất là dặn họ đi theo Đức Phật A Di Đà và đừng đi theo người khác, lúc khai thị đây đừng giảng đạo lý gì khác đó là vì sợ họ đi sai đường, nếu đi sai, đi lạc thì phải chỉnh sửa lại cho đúng, điều này cũng rất quan trọng, phải nói cho họ rõ lợi ích của sự niệm Phật thật sự xa lìa khổ được vui. 

Có 1 vài người tình chấp rất sâu nặng, không xả nổi lìa khỏi gia đình, quyến thuộc. Nếu như vậy thì phải nói với họ:" Đến thế giới Cực Lạc bạn mới thật sự mãi mãi sống bên cạnh người thân yêu của mình, còn như đã đi đường khác rồi thì bạn sẽ theo nghiệp mà lưu chuyển. Đến thế giới Cực Lạc bạn phải có thiên nhãn thiên nhĩ, bạn có thần túc, bạn có đầy đủ thần thông, bất cứ người thân quyến thuộc của họ sanh vào đường nào bạn cũng đều biết và họ có bị khổ nạn như thế nào bạn cũng có thể giúp đỡ."Đây là những lời mà người bình thường rất thích nghe.


5- Thời kỳ trợ niệm, sự khai thị cho người chết và người bệnh rất khác nhau. Cần cầu Lão Pháp sư hãy chuẩn tắc nội dung khai thị để tiện cho các bạn đồng tu tham chiếu?


Trả lời: Sự khai thị này xưa nay Tổ sư đã có quy củ chúng ta không nên làm thêm, người chết lúc này quan trọng nhất là không nên khởi một vọng miệm, chỉ có một niệm, đó là nhất tâm niệm A Di Đà Phật, cho nên không có loại khai thị thứ hai, lúc này mà nói đến khai thị là sai rồi, lúc này mà bảo họ nghe kinh nữa là sai rồi, câu niệm Phật là cần thiết quan trọng, niệm sau cùng là niệm Phật nhất định sẽ được vãng sanh. 

Còn về Phật pháp nói mười niệm, một niệm câu này trong bốn mươi tám lời đại nguyện mười niệm đến một niệm đều được vãng sanh. Có được vãng sanh không là do một niệm sau cùng này. Cho nên phải quan tâm đến niệm sau cùng của họ, niệm nào cũng là A Di Đà Phật không được cho niệm thứ hai. Vậy thì khi nào khai thị? Khi nào họ nói với bạn những gì họ đã nhìn thấy, nhìn thấy người nào đó đứng bên cửa, những người họ nói đều là những người họ đã qua đời, đó là người thân của họ lúc này. Bạn phải nói họ: "Niệm A Di Đà Phật đi đừng để ý đến họ nữa", có khai thị là câu này đây là câu khai thị tốt nhất đối với người sắp chết, cảnh giới gì xảy ra đều mặc kệ. Họ thấy Địa Tạng Bồ Tát, Di Lạc Bồ Tát cũng mặc kệ, thấy Thích Ca Mâu Ni Phật cũng mặc kệ các Ngài. Nếu Đức Phật A Di Đà đến thì theo Ngài. Có thấy chư Phật Bồ Tát nào cũng mặc kệ. Đây là sự khai thị quan trọng nhất đừng nói một câu dư thừa, một câu xen tạp cũng không được có, điều này mới là quan trọng. Lúc này không phải lúc giảng kinh hay khai thị.


6- Nếu người sắp chết là đứa trẻ bị bệnh nặng, từ ba tuổi trở xuống, chúng ta có cần khai thị lâm chung không? Việc trợ niệm cho trẻ nhỏ có khác với người lớn không?

Trả lời: Có, chúng chưa hiểu, chỉ dạy chúng:" Niệm Phật, nghĩ tới tượng Phật, thấy Đức Phật A Di Đà đến thì hãy theo Ngài, khai thị như vậy là được rồi không cần nói nhiều". có nói nhiều chúng cũng không hiểu được. Cứ niệm Phật không gián đoạn, bày tượng Phật trước mặt chúng.


7- Hàng cư sĩ tại gia trợ niệm cho sư phụ xuất gia, bấy giờ phát hiện không có đủ điều kiện vãng sanh lại không có ai khai thị, như vậy hàng cư sĩ tại gia có nên khuyên vị sư phụ xuất gia nên bỏ vạn duyên giữ vững tín tâm cầu sanh sang thế giới Tây Phương Cực Lạc, nhất tâm niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Xin hỏi như vậy có đúng Pháp không?


Trả lời: Rất là đúng Pháp, khi người tại gia trợ niệm cho người xuất gia cũng cần giúp đỡ họ, nếu bạn thức tỉnh được họ thì bạn là bậc Bồ Tát, bạn đã thực sự giúp được họ. Lúc này đây là thời khắc quan trọng. Nếu như thấy họ không tập trung ý chí tinh thần thì mấy câu này đây quan trọng hơn bất cứ cái gì khác cho nên bạn đừng sợ thần tướng người xuất gia, nếu sợ thì bạn không hiểu gì về Phật Pháp. 

Bạn thấy trong kinh nào trong Phật Pháp cũng nói về Phật Pháp là Pháp bình đẳng về lý bình đẳng cũng bình đẳng. Bốn chúng đồng tu phải giúp đỡ nhau nhất là vào lúc này. Lúc này là thời đoạn người xuất gia cũng rất là vất vả, rất là đáng thương. Tuy là người xuất gia nhưng không phải ai cũng có cơ hội hiểu rõ chánh Pháp, Tu Trì chánh Pháp, còn có rất nhiều vấn đề khác nữa, cho nên nếu gặp phải cơ duyên này chúng ta phải giúp, nhất định không có nghi ngờ. Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung vô cùng quan trọng.


8- Nếu có người bị bệnh đến trạng thái hôn mê vì người bệnh và gia đình không tin Phật nên không thể niệm Phật trợ niệm. Có nên tụng kinh Địa Tạng trước mặt người bệnh và trước khi tụng kinh phải khai thị cho người bệnh như thế nào?


Trả lời: Không tin Phật cả à? Điều này thì hơi phiền, nếu bạn nói họ không Tịnh độ mà còn tin Pháp môn khác, vậy thì được họ tin Pháp môn nào thì người ta dùng nghi thức pháp môn đó kinh hoặc luận đều tốt. Tuy nhiên đối với người cả đời chưa tiếp xúc với Phật Pháp vậy mà khi lâm chung có khi khuyên họ giảng cho họ nghe y chánh trang nghiệm của Tây Phương Cực Lạc. Lúc này thường thì khi nghe xong họ sanh tâm hoan hỷ. 

Trước khi tôi còn ở Mỹ có một vị cư sĩ khi lâm cư mới nghe tới Phật pháp và đã được vãng sanh. Khi lâm chung từ một niệm đến mười niệm đều có thể vãng sanh, đây là do nhân duyên thù thắng, đánh thức thiện căn trong đời quá khứ của họ, cho nên trong khoảng thời gian rất ngắn, trong khoảng hai, ba ngày mà họ có thể công phu không gián đoạn như vậy có thành tựu liên quan sự việc này, chúng ta thấy nguyện thứ 18 trong 48 lời Nguyện của Đức Phật A Di Đà. 

Người sắp chết khai thị cho họ, điều quan trọng nhất là buông bỏ vạn duyên, buông bỏ tất cả những gì mà mình đeo mang, người bình thường khi lâm chung đều có thể buông bỏ tài sản, sự nghiệp, người thân quyến thuộc, đâu là chướng ngại rất lớn.


Buông bỏ vạn duyên, nhất tâm hướng Phật, đi vãng sanh theo Phật, đây là Pháp tối thượng thừa. Việc khai thị khi lâm chung trong kinh Địa Tạng có đưa ra một kiểu mẫu 'hãy bảo họ đem của cải mà người mất yêu thích nhất đem bán đi để làm phước cho người mất' trong việc tu phước việc thù thắng nhất đó là cúng dường tam bảo, cách thức cúng dường tam bảo là tạo tượng Phật, nếu như không có nhiều tiền của thì có thể làm gì? Có thể in tượng Phật, qua sự kết duyên của chúng ta, bức tranh tượng Phật đầy màu sắc được in ra, đây gọi là cúng dường Phật bảo, ấn tống kinh sách, hiện giờ bao gồm máy quay phim, máy ghi âm đĩa CD gọi là cúng dường pháp bảo.

Cúng dường cho người xuất gia gọi là cúng dường Tăng Bảo, như vậy hãy đem những gì họ tích chứa, những gì họ yêu thích cúng dường Tam Bảo, rồi đem công đức này hồi hướng cho họ để đính thân họ nghe thấy, hiểu rõ, nhũng thứ này là vật ngoài thân mình không thể mang theo được. Công đức cúng dường họ có thể mang theo làm cho họ không buồn lo, không đeo mang. Nếu như họ là người giàu có họ có thể cúng lớn hơn. Xưa khi có người đem nhà của mình để đem cúng dường làm chùa, công đức này càng lớn hơn.


Xưa kia chúng tôi đến Nam kinh, tham quan các kinh ở Kim Lăng, ở Kim Lăng có nhà cư sĩ
Dương Văn Sơn, sau khi vãng sanh ông ấy hiến ngôi nhà của mình để làm nơi khắc kinh cúng dường Tan Bảo. Đây là việc làm của người giàu có, cách làm này rất thù thắng, ông ấy là người hiểu Phật, là người học Phật, ông ấy hiểu cách làm của ông ấy là tài thí, pháp thí, vô úy thí đều có đủ cả. Trong các thứ cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết. Ông đã đem nhà cúng dường làm nơi khắc kinh. Chúng tôi có tham gia qua. Những chuyện này là tấm gương tốt nhất cho chúng ta noi theo. Cư sĩ Dương Văn Sơn là niệm Phật vãng sanh. Nếu ông ấy không niệm Phật không cầu vãng sanh, với công đức này, ông ấy cũng được sanh lên trời hưởng phước.

9. Người hút thuốc, uống rượu, ăn thịt có được dẫn chúng niệm Phật không? Có thể khai thị cho người mất được không?

Trả lời: Tốt nhất là ngày nào trợ niệm thì ngày đó bạn nên ăn chay, đó là biểu lộ lòng chân thành cung kính của bạn đối với họ và công đức này càng lớn hơn, hoặc là sau khi bạn trợ niệm xong bạn ăn lại cũng có thể được, không nên ngay thời điểm trợ niệm, nơi trợ niệm mà hút thuốc, uống rượu, ăn thịt, làm như vậy sẽ không tốt, làm như vậy là không có tâm cung kính đối với người chết.

10. Trong quá trình trợ niệm có cần sái tịnh không? Và lúc nào mới thích đáng. Nếu người bệnh đã tắt thở có cần sái tịnh nữa không?

Trả lời: Khi con người vừa lâm chung tất cả các nghi thức đều không quan trọng, tâm tịnh thì cõi Phật tịnh, đâu phải chỉ rưới mấy giọt nước là Tịnh Độ đâu, đó chỉ là cách thể hiện, phải hiểu là như vậy. Có rưới nhiều nước đi nữa mà tâm không tịnh thì cũng vậy thôi. Bạn phải hiểu cái lý này. Khi lâm chung tất cả các nghi thức đều không cần thiết chỉ có một câu niệm Phật đưa tiễn vãng sanh, cũng không có bất cứ khai thị gì và cũng không cần tụng bất cứ kinh chú gì, chỉ có một câu niệm Phật xuyên suốt là được rồi. Trong quyển 'sức chung tân lương' và 'sức chung tu tri' giảng rất là rõ.

11. Có thể dùng pháp sự 'Tam thời hệ niệm' để trợ niệm không?

Trả lời: Trong tác phẩm văn sao của Đại sư Ấn Quang có nói: 'Tam thời hệ niệm' là của quốc sư Trung Phong. Đại khái là có người hỏi đại sư là có thể dùng nó để trợ niệm hay không? Tổ không tán thành và tôi cũng vậy. Việc trợ niệm khi sắp chết rất là quan trọng chỉ một câu niệm Phật thôi. Đã nhiều năm qua để tiễn người vãng sanh chúng tôi đã dựa vào 'Sức chung tu tri' tất cả đều y chiếu theo pháp này mà làm, chúng tôi dựa vào quyển sách này để tiễn biệt. Trong phần tiễn biệt, ngay cả kinh cũng không tụng nữa, cũng không được khai thị, chỉ được niệm một câu A Di Đà Phật đến cuối mà thôi.

'Tam thời hệ niệm' mấy năm gần đây chúng tôi đã đề xướng và thu được kết quả rất tốt. Khi nào chúng ta mới thực hiện nó. Phần nhiều là ở Phật thất, Phật thất là tự lợi. Sau khi mất 7 ngày chúng ta tổ chức một buổi 'Tam thời hệ niệm' để siêu độ, cho bài vị đã được mang đến trong khi tu Phật thất. Nếu như có bạn đồng tu, hoặc người thân có cần siêu độ còn ngay trong Phật thất chúng ta không làm bất cứ Phật sự gì, chỉ có thể ngày nào cũng niệm Phật hồi hướng cho họ nên sau khi viên mãn Phật thất làm 'Tam thời hệ niệm' thì âm dương lưỡng lợi nó mới hoàn toàn thích hợp với Tịnh Tông trong đó tụng kinh A Di Đà, chú vãng sanh hoặc khai thị gì cũng được, đều rất tốt.

Ở đây là thuộc về cách làm của một pháp hội như vậy, chứ không phải việc trợ niệm thông thường. Việc này các bạn đồng tu phải biết. Người tu Tinh Độ, mỗi niệm phải tương ứng với bổn tông của chúng ta. Chúng tôi thấy rất nhiều nghi thức của việc siêu độ rất là tương ưng với Tinh Độ và thích hợp nhất là nghi thức này. Chúng ta phải chọn lấy cách này. Nhiều năm trở lại đây quả thật là đã có kết quả rất tốt, cho nên được dùng nó Khai Thị Cho Người Sắp Lâm Chung, các vị phải biết điều này.

12. Chồng của con bị bại liệt suốt 19 năm đã 2 lần được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trong lúc hôn mê đã thấy cảnh địa ngục, sau khi tỉnh dậy nói: Tôi phải sang thế giới Cực Lạc chứ không xuống địa ngục. Nhưng do cơ thể yếu ớt nên niệm Phật thoái chuyển. Xin lão hòa thượng khai thị cho.

Trả lời: Ông ấy đã nhìn thấy địa ngục mà muốn sang thế giới Cực Lạc. Bạn nên giúp họ niệm Phật. Cơ thể yếu ớt không thể niệm Phật được cũng không sao. Miễn nghe tiếng niệm Phật là được rồi. Hiện tại máy niệm Phật là một công cụ trợ niệm rất tốt. Nếu bạn sợ quấy rầy người khác, có thể dùng tai nghe cho họ nghe. Họ rất dễ bị hôn trầm (ngủ gật), bạn hãy mở cho tiếng lớn hơn một chút, như vậy thì hôn trầm sẽ mất. Nếu niệm được thì niệm theo máy niệm Phật, còn không niệm được thì thôi, đừng để tiếng niệm Phật bị gián đoạn, được vậy thì mới có thể vãng sanh; có lòng tin, cái gọi là không hoài nghi, không xen tạp, không khởi vọng tưởng, buông bỏ vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm thì hiệu quả cũng như nhau.

Thỉnh mời ban trợ niệm: Danh sách Ban Hộ Niệm trên toàn quốc